Trên ban thờ gia tiên, bên cạnh bát hương, đai nền thờ, đôi hạc.. thì bài vị là vật phẩm thường thấy trên bàn thờ. Đặc biệt trong các nhà thờ tổ, nhà thờ họ . Vì vậy Bài vị là gì, Bài vị mang ý nghĩa gì… hãy cùng đồ thờ Trí Sơn đi xem chi tiết nhé.

Bài vị thờ là gì?

Bài vị ( Long Vị ) là tấm bảng bằng gỗ ghi tên, chức tước, ngày tháng năm sinh, năm mất ở hai bên và đặt trên ban thờ gia đình. Bài vị được đặt trong ngai thờ, hoặc Khám thờ đối với những gian thờ rộng và bàn thờ có kích thước lớn.

bài Vị thờ được đặt trên ngai thờ
bài Vị thờ được đặt trên ngai thờ

Bài vị cũng là vật phẩm ít được thay đổi trên ban thờ, vị vậy bài vị tại Đồ Thờ Trí Sơn luôn làm từ loại gỗ tốt nhất như gỗ mít, gỗ dổi và gỗ gụ.. và được xử lý sơn phủ đảm bảo ít mối mọt và ít cong vênh.

mẫu bài vị thờ bằng gỗ gụ sơn phủ PU
mẫu bài vị thờ bằng gỗ gụ sơn phủ PU

Ý nghĩa của bài vị thờ trên bàn thờ cúng gia tiên.

Bài Vị là vật phẩm tượng trưng cho linh hồn của người đã khuất. Vì thế không chỉ là một biểu trưng cho tâm linh mà con mang ý nghĩa cao quý, tượng trưng cho sự thương nhớ, hoài niệm của con cháu đối với tổ tiên…

Lập Bài vị thờ cần nguyên tắc gì ?

+ Lựa chọn kích thước Bài vị chuẩn phong thủy.

  • trong lòng: kích thước trong lòng bài vị để viết trữ thường rộng từ 3-4cm, chiều cao thường từ 13-21cm
  • Kích thước tổng thể của bài vị thường:
  • – Cao 38cm ( cung tốt Tài Chí, Tiến Bả ), rộng 17cm ( Thiên đình, tài vượng),
  • – Cao 41cm ( Tiến bảo, Đinh) Rộng 18cm (Lợi ích )
  • – Cao 61cm ( lợi íc, Tài lộc ), Rộng 21cm ( Đại cát, Tiến bảo )
  • Hoặc gia chủ có thể lựa chọn số kích thước khác trên thước lỗ ban, cần chọn kích thước có tỉ lệ cân đối.

+ Viết Chữ trên Bài Vị Thờ

số chữ viết phải được chia hết cho 4, hoặc chia 4 còn dư 3, không được dư 1 hoặc dư 2. Bởi vì theo quan cách đếm tuần tự 4 chữ: Quỷ – Khốc – Linh – Thính. Nếu người mất là nam thì phải vào chữ Linh ( dư 3 ), người nữ thì phải vào chữ Thính ( chia hết ) là đúng với phong thủy.

+ Nội dung phải có trong bài vị

thông thường các chữ viết trên bài vị là chữ hán nôm., viết theo chiều dọc từ trên xuống, và từ trái qua phải

  • Hàng chính giữa nêu vai vế của người được làm bài vị, tiếp đến là tước vị. sau đó là tên.. Nếu bài vị là Mẹ hoặc Bà thì ghi theo tước vị của Cha, Ông sau đó ghi họ của Ông + nguyên phối phu nhơn.
  • Hàng bên trái ( từ trong nhìn ra ) ghi ngày tháng năm sinh của người đã khuất
  • Hàng bên phải ( từ trong nhìn ra ) ghi ngày tháng năm mất
  • Cuối cùng là 3 chữ ” Chi Linh Vị ” cung có thể là chữ ” Thần Chủ” hoặc ” Linh Vị”

Bài vị thường được lưu giữ qua nhiều đời, thường là 5 đời ( Ngũ đại mai thần chủ) kể từ người đời chủ cúng đến đời thứ 6 mới được đem đối hoặc thiên di vào nhà thờ họ tộc để thờ cúng.

Các đặt Bài Vị Thờ trên bàn thờ đúng nhất

Bài vị thường được đặt lớp trong cùng của Bàn Thờ.

Các mẫu Bài Vị thờ đẹp nhất hiện nay 2023