Kiệu bát cống là gì ?
Kiệu Bát Cống gồm 8 con rồng, 4 con ở phía dưới làm đòn dành cho 8 người khiêng. Tất cả đều được sơn son thếp vàng, các con rồng kết nối và chồng lên nhau.
Ngai (bành) hoặc có thể dùng long đình được đặt trên đôi rồng to nhất và hướng về phía trước, phía dưới là đôi rồng nhỏ hơn.
Kiệu bát cống có 3 loại đòn: đòn dọc, đòn ngang và đòn khiêng.
Đòn dọc: Gồm 2 thanh, phần đầu tạo hình đầu rồng phần cuối tạo hình đuôi rồng. Kiệu khi chồng lên, đặt song song làm tầng đòn trên cùng, tạo thành mặt phẳng thứ nhất đội bành kiệu. Đòn này thông thường làm dày 11cm
Đòn ngang: Gồm 2 thanh, mỗi thanh tạo thành 2 đầu rồng đặt vuông góc phần đầu và phần cuối của 2 thanh đòn dọc, tạo thành mặt phẳng thứ 2 đội 2 thanh đòn dọc. Đòn này thông thường làm dày 10cm
Đòn khiêng: Gồm 4 thanh đặt dưới đầu của 2 thanh đòn ngang tạo thành mặt phẳng thứ 3 với 8 hình đầu rồng. Ở mỗi đầu để đặt lên vai người khiêng kiệu gọi là “chân kiệu”, “hàng hóa” hoặc “hùng đô”, “giai đô”… tùy theo cách gọi mỗi làng. Bốn thanh đòn khiêng được đặt cùng chiều với 2 thanh đòn dọc. Đòn này thông thường làm dày 8cm
Các mẫu Kiệu Bát Cống Đẹp
Kiệu Thờ
Kiệu Thờ
Kiệu Thờ
Kiệu Thờ
Kiệu Thờ
Kiệu Thờ
Kiệu Thờ
Kiệu Thờ