Kiệu Song Hành là gì ?
Kiệu song hành bành là mẫu kiệu 4 người khiêng, được làm bằng gỗ dổi hoặc gỗ mít sơn son thiếp vàng. Kiệu song hành thường được sử dụng trong nghi thức rước tổ, rước thành hoàng làng.
Kiệu song hành bao gồm: Bành kiệu và đòn kiệu
Bành Kiệu
Được làm giống như một chiếc ghế đặc biệt đặt trên cùng các đòn kiệu, có lưng tựa và tay vịn, trang trí hình đầu rồng giống như chiếc long ỷ (ghế rồng) nhưng thấp hơn.
Phần hậu bành (bành sau) cao hơn thân bành, được chạm nổi hình “lưỡng long chầu nguyệt” (hai con rồng chầu mặt trăng) hoặc hình “lý ngư hóa long” (cá chép hóa rồng) cùng các cành lá rong rêu thủy sinh.
Bành kiệu là nơi đặt bài vị thần khi tiến hành nghi thức rước. Trước bài vị thần đặt các vật lễ là bát hương, cây sáp, hoa quả.
Đòn Kiệu
Kiệu song hành có 3 loại đòn: Đòn dọc, đòn ngang và đòn khiêng.\
- Đòn dọc: Gồm 2 thanh, phần đầu tạo hình đầu rồng phần cuối tạo hình đuôi rồng. Kiệu khi chồng lên, đặt song song làm tầng đòn trên cùng, tạo thành mặt phẳng thứ nhất đội bành kiệu.
- Đòn ngang: Gồm 2 thanh, mỗi thanh tạo thành 2 đầu rồng đặt vuông góc phần đầu và phần cuối của 2 thanh đòn dọc, tạo thành mặt phẳng thứ 2 đội 2 thanh đòn dọc.
- Đòn khiêng: Gồm 4 thanh đặt dưới đầu của 2 thanh đòn ngang tạo thành mặt phẳng thứ 3 với 8 hình đầu rồng. Ở mỗi đầu để đặt lên vai người khiêng kiệu gọi là “chân kiệu”, “hàng hóa” hoặc “hùng đô”, “giai đô”…
Các Mẫu Kiệu Song Hành đẹp nhất hiện nay
Kiệu Thờ
Kiệu Thờ
Kiệu Thờ
Kiệu Thờ
Kiệu Thờ
Kiệu Thờ